Mọi người thường cho rằng huyết áp cao mới nguy hiểm và gây nhiều biến chứng. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm bởi huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém nếu không trang bị những thông tin cần thiết. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kiến thức về bệnh huyết áp thấp bạn cần biết.
Huyết áp là gì?
Huyết áp chính là áp lực của máu tới tim qua các động mạch bởi sự co và giãn. Khi tim co bóp, huyết áp tăng (huyết áp tâm thu) và khi tim giãn ra, huyết áp giảm( huyết áp tâm trương).
Thế nào gọi là huyết áp thấp?
Chia sẻ kiến thức về bệnh huyết áp thấp bạn cần biết
Theo con số chỉ ra, những người có huyết áp tâm thu <100mmHg được gọi là huyết áp thấp. Đây chính là biểu hiện bệnh rất dễ xảy ra với những người quá lao lực, thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, hoặc môi trường công việc lao động…. Bởi vậy, đây chính là căn bệnh rất dễ gặp phải nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Triệu chứng của huyết áp thấp?
Người bị huyết áp thấp với những biểu hiện dễ nhận biết như sau:
- Sẽ xuất hiện và cảm thấy chóng mặt, mệt khi thay đổi tư thế, hoặc đi ra ngoài trời thời tiết thay đổi đột ngột.
- Chức năng sinh lý suy giảm.
- Có biểu hiện da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
- Hay ra mồ hôi, thở dốc, sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng…
- Huyết áp thấp ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống như thế nào?
- Huyết áp thấp nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Bạn hay bị chóng mặt và đau đầu cũng là dấu hiệu bệnh huyết áp thấp
- Hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng và trí nhớ suy giảm.
- Đặc biệt, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
- Nếu huyết áp thấp kéo dài, và không có biện pháp cải thiện sẽ làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.
Biện pháp khắc phục bệnh huyết áp thấp.
Có chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe tốt hơn
- Bạn cần lên chế độ nghỉ ngơi và ăn uống điều độ.
- Hạn chế bỏ bữa, vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết.
- Bỏ thói quen ăn nhạt
- Tích cực đi bộ, tập luyện mỗi ngày bằng cách bài tập: yoga, dưỡng sinh và đi bộ…
- Tạo thói quen ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya, tránh làm việc căng thẳng.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đo huyết áp và nên đi khám và lắng nghe lời khuyên từ các y bác sĩ để có biện pháp khắc phục bệnh kịp thời nhất.
Nguồn: http://tamvietgroup.com/chi-tiet-tin/chia-se-kien-thuc-ve-benh-huyet-ap-thap-ban-can-biet/