Niềm vui trở lại với gia đình 3 chị em ung thư vú

Tháng 4/20​12, chị Trần Kim Lý phát hiện bị ung thư vú giai đoạn 2. Chỉ ít lâu sau, 4 người chị còn lại cũng lần lượt phát hiện khối u lạ ở ngực, trong đó 2 người là chị Trần Thị Hữu Phước và Trần Kim Liên cũng phát hiện ung thư vú giai đoạn nặng, khiến cho cả xã nghèo Tân Bình, huyện Châu Thành, Đồng Tháp không khỏi bàng hoàng, sợ hãi.

Tuyến xe đò “định mệnh” từ Sa Đéc lên thành phố

Là em út trong gia đình nghèo có 7 anh chị em, chị Lý có lẽ là người vất vả nhất. Sau khi lập gia đình cùng anh Võ Hữu Hùng, chị Lý sinh được hai bé gái là Ngọc Xương và Ngọc Mai, nhưng bé út Ngọc Mai chẳng may bị thiểu năng trí tuệ khiến cuộc sống gia đình anh Hùng, chị Lý tương đối khó khăn.

Anh Hùng lái xe tải ngoài Cần Thơ cả tháng mới về thăm nhà nên toàn bộ việc gia đình đều một tay chị Lý lo liệu, chị cũng tranh thủ may vá thuê để kiếm thêm thu nhập.

Tháng 4/2012, thấy trên ngực xuất hiện một khối u nhỏ. Ban đầu chủ quan chị dấu không cho ai biết, nhưng rồi sau một tháng, chị phát hiện u cục thứ 2, lần này chị quyết định gọi cho chồng và được anh động viên đi khám. Sáng hôm sau, một mình chị bắt xe đò lên Sài Gòn, vào bệnh viện Ung bướu Hồ Chí Minh kiểm tra sức khỏe.

Không ngờ chuyến xe đò ngày hôm đó lại là chuyến đi định mệnh của cuộc đời chị.

“Sau 2 ngày chụp chiếu, xét nghiệm máu và chọc hút sinh thiết, tui nhận được kết luận bị K vú. Ở nhà hoài, nào giờ biết K vú là bệnh gì đâu nên cầm tờ giấy xét nghiệm đi tới đi lui hỏi. Thế rồi các bác sỹ nói là u ác, tui cũng chẳng biết u ác là bệnh gì, cuối cùng họ nói tui bị ung thư vú giai đoạn 2 di căn hạch…” – nói đến đây, chị Lý dừng lại, nước mắt lưng tròng. Chị không tin vào tai mình, chân tay rụng rời, anh Hùng phải tức tốc bắt xe lên thành phố, làm thủ tục nhập viện cho vợ phẫu thuật. Một tuần sau phẫu thuật, bác sĩ cho chị truyền hóa chất theo phác đồ 21 ngày. Tóc chị rụng sạch chỉ sau tuần đầu điều trị, da dẻ nhợt nhạt, cả ngày chỉ ăn được ngụm cháo nhạt, chân tay tê cứng, nhất cử nhất động đều phải có người thân bên cạnh.

Thế rồi các anh chị trong gia đình cũng chẳng quản ngại đường xá xa xôi, thay phiên nhau chăm sóc cô em út. Nhưng chỉ ít tháng sau khi chị Lý xuất viện, tin dữ lại ập xuống đại gia đình nghèo khó.

“Út nhập viện, tui chỉ biết khuyên mấy đứa đừng có bỏ em, tội nghiệp. Nó mà có mệnh hệ gì thì người làm mẹ như tui chẳng sống nổi. Nhưng cay đắng quá! Mấy tháng sau lại nghe tin cái Hai, cái Sáu cũng bị ung thư, thân già bị liệt hai chân, tôi chỉ biết cố gắng tự chăm sóc bản thân để mấy đứa đi làm kiếm tiền, đặng còn nuôi nhau” – bà Nguyễn Thị Mười, không cầm được nước mắt.

Bảy anh chị em trong nhà, người làm may, người đi trồng cỏ thuê, người đi ở đợ, chẳng ai đủ dư dả để lo lắng cho tất thảy, họ đành rau cháo chia nhau để mong qua cơn hoạn nạn.

“Tôi luôn khát khao được sống”

Khi được hỏi về những bất hạnh mà mình đang gánh chịu, chị Lý lắc đầu ôm con: “Tui đâu có bất hạnh, chỉ không may mắc phải căn bệnh này.Nhưng tui còn có các con ngoan ngoãn, chồng thương yêu, anh chị em kề cận, nên tôi phải mạnh mẽ, lạc quan để vượt qua bệnh tật”.

“Sau lần hóa trị thứ 2, nhỏ Mai thấy mẹ về cứ ôm cái đầu trọc lốc rồi hôn hoài.Tui hỏi có sợ không, nó kêu không sợ, lại còn khen mẹ đẹp lắm rõ mắc cười.”-chị Lý kể lại.

                            Chị Trần Kim Lý và bé út Ngọc Mai

Anh Hùng cặm cụi đi làm, chẳng dám mướn nhà để ở mà quanh năm ngày tháng ở trên chiếc xe tải chật hẹp để dành dụm tiền cuối tháng gửi  về cho vợ: “Tui cứ động viên bà xã, mình phát hiện sớm, phẫu thuật đi là khỏi”.

6 lần hóa trị, 14 lần xạ trị, chị Lý trở nên gầy gò, ốm yếu, không ăn ngủ được. Ngay sau đó chị còn liên tục bị di căn hạch nách, ngực, tay và phải tiến hành phẫu thuật đến 6 lần. Lo lắng, chị đã tìm mua cả chục ký nghệ tươi về xay ra uống nhưng liên tục nôn ói, không uống được. Đầu năm 2014, một bệnh nhân cùng phòng đã khuyên chị dùng thử CumarGold, bào chế từ nghệ nhưng dưới dạng công nghệ cao, hiệu quả ưu việt, lại dễ uống hơn nghệ tươi.

“Tui đọc báo thấy đây là sản phẩm của các nhà khoa học Việt, bèn kêu ông xã mua liền 10 hộp gửi về. Uống CumarGold được 3 tháng thì thấy chuyển biến: Da tui trắng hồng hẳn lên, các vết sẹo mổ mịn hẳn, không nổi u cục như trước, ăn uống thấy ngon miệng, ngủ tốt hơn, mà người khỏe lên thấy rõ”. Sau đó chị Phước và chị Liên thấy em út uống hiệu quả nên cũng dùng CumarGold để nâng cao thể trạng và sức khỏe.

Đến tháng 10/2016, xem trên VTV1, chị biết đến CumarGold Kare, sản phẩm thế hệ mới của CumarGold, chứa phức hệ Nano FGC, bổ sung thêm thành phần Fucoidan và Saponin tam thất, hiệu quả vượt trội, giúp nâng cao thể trạng, giảm nhẹ độc tính hóa xạ trị, chị Lý quyết định chuyển sang dùng thử.

Chị Lý chia sẻ “Hiện tại tui đang điều trị hóa chất đợt 70, tính từ năm 2012 đến giờ, bác sĩ ngạc nhiên khi kết quả chụp CT, chụp phổi của tui hoàn toàn bình thường, chức năng dạ dày, các chỉ số gan và thận đều rất tốt. Điều này thực sự khó tin đối với một bệnh nhân điều trị hóa chất dài ngày như tui. Tui không bị nôn, tiêu chảy hay chán ăn dù đang trong đợt hóa trị. Tui không nghĩ mình có thể sống được vài tháng, ấy vậy mà đến nay đã 4 năm. Các chị gái của tui đến nay cũng hoàn toàn khỏe mạnh, một phần là may mắn tìm được CumarGold Kare, phần do chị em tui gan dạ, can trường lắm. Dù còn một tháng phải sống, một ngày một giờ cũng phải sống”

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân ung thư càng tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tỷ lệ sống sót càng cao. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hóa xạ trị là một rào cản vô cùng lớn khiến hầu hết bệnh nhân không thể theo hết phác đồ điều trị của bác sĩ. Do đó, chăm sóc giảm nhẹ cần được chú trọng nhằm giảm thiểu tối đa độc tính của hóa – xạ trị, tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng, và phòng ngừa ung bướu tái phát.

                                                                                                                                                                    Nguồn: Cumar Gold Kare

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *