Huyết áp thấp liệu có nguy hiểm?

Trong khi nhiều người lo sợ vì huyết áp cao thì ngược lại rất ít người quan tâm tới huyết áp thấp. Và huyết áp thấp có nguy hiểm không? là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích về căn bệnh nguy hiểm này.

Huyết áp thấp nguy hiểm không kém huyết áp cao

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.

Nếu so sánh với bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch mão não, nghẹn tắc cơ tim… nên rất nhiều người cho rằng nó vốn không nguy hiểm bằng huyết áp cao. Tuy nhiên, ít người biết rằng nếu bệnh huyết áp thấp không được khắc phục sớm và kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

huyet-ap-thap-can-phai-lam-gi1450625344

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan khiến các bộ phận não, tim mạch bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Có rất nhiều biểu hiện xuất hiện khi bị huyết áp thấp như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng và nguyên nhân

Chính vì mối nguy hiểm trên, bạn cũng cần tìm hiểu những triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp thấp như sau:

Huyết áp thấp dễ xảy ra với những người lao động quá sức, tinh thần hay stress, các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường…

1445659903_news_575

Áp lực công việc rất dễ khiến bạn mệt mỏi, tụt huyết áp

Một số triệu chứng bạn có thể tham khảo như sau: cơ thể hay mệt mỏi, lả và rất muốn được nghỉ ngơi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, suy giảm chức năng sinh lý, da nhăn khô…

Kiểm soát huyết áp thấp.

Việc kiểm soát huyết áp thấp để nâng cao sức khỏe chính là  bí quyết tăng tuổi tho, giúp bạn vui sống mỗi ngày. Một số phương pháp ổn định huyết áp bạn nên tham khảo như sau:

13-anh-tbyh-1416925414942

Tích cực kiểm tra huyết áp khi có dấu hiệu bất thường

  • Có chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày, không được nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết.
  • Ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ ngầy).
  • Dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, Yoga,…
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
  • Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, giảm uống rượu, bia các chất kích thích.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp cơ thể và đi đến các phòng khám để được theo dõi sức khỏe.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: http://nhansamnhunghuou.com/huyet-ap-thap-co-nguy-hiem-khong/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *