Hỏi: Có cách nào giúp bé bớt khó chịu khi mọc răng không thưa bác sĩ?
Trả lời:
Chào bạn
– Cho trẻ tắm bằng nước ấm: Trẻ tắm bằng nước ấm sẽ giúp trẻ bình tĩnh và quên đi phần nào những cơn đau nức khiên bé bớt quấy khóc.
– Cho trẻ ngậm núm ti lạnh: Khi nhú răng, trẻ rất thích ngậm đồ để bớt ngứa nướu. Vì vậy, các mẹ nên cho con ngậm núm ti lạnh để xoa dịu khó chịu của trẻ.
– Ướp lạnh khăn: Mẹ nên lấy 1 chiếc khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Vải bông mềm khi bị đông cứng rất thích hợp cho trẻ chườm hoặc gặm thoải mái giúp bé bớt cơn đau mọc răng. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh, mẹ cần cho chiếc khăn vào 1 hộp nhựa sạch.
– Dùng ngón tay của mẹ xoa dịu cơn đau của con: Khi con quấy sốt mọc răng, các mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát- xa lợi cho con.
– Bạn có thể cho bé dùng BoniTeething dành cho trẻ mọc răng. BoniTeething làm giảm những triệu chứng như đau, bồn chồn bứt rứt khó chịu trong quá trình mọc răng của trẻ, giúp trẻ ngoan ngoãn, không quấy khóc và phòng ngừa được những chứng như sốt, tiêu chảy khi trẻ mọc răng. Đồng thời Boniteething còn cung cấp thêm canxi giúp đẩy nhanh quá trình mọc răng cho trẻ.
Chúc bé sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé.
Hỏi: Giai đoạn trẻ sốt mọc răng, bé nên có chế độ dinh dưỡng thế nào?
Trả lời:
Chào bạn!
– Khi trẻ sốt mọc răng, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để bé duy trì được sức khỏe và cân nặng. Bác sĩ Việt khuyên: “Khi thấy trẻ mọc răng có biến chứng viêm lợi, các mẹ nên cho trẻ ăn đồ mềm, nguội và ít gia vị. Đặc biệt, cho trẻ uống nhiều nước”.
– Trong giai đoạn này, mẹ nên nấu các món ăn mềm như cháo, canh,…để trẻ bớt phải nhai và dễ nuốt. Và chia nhỏ, tăng số bữa ăn hằng ngày cho trẻ. Đặc biệt, giai đoạn này mẹ cần bổ sung nhiều hàm lượng canxi trong thực đơn của trẻ như cá, tôm,… và các loại quả như: cam, dâu, kiwi,.. Ngoài ra, mẹ cần cho bé uống thêm sữa, nước trái cây ép để bổ sung vitamin.
– Kẽm và selen cũng là chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung cho trẻ, giúp trẻ có cảm giác ngon miệng khi ăn, tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa. Kẽm và selen có nhiều trong thịt, hải sản và rau xanh.
Hỏi: Mọc răng sớm hay muộn có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ?
Trả lời:
Chào bạn:
Các chuyên gia đã khẳng định không có sự khác biệt giữa việc mọc răng sớm hay muộn nên các mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng nhé. Chiếc răng đầu tiên có thể nhú vào bất cứ thời điểm nào từ 3 đến 12 tháng tuổi. Một số trẻ đã nhú răng ngay từ lúc mới 3 tháng tuổi nhưng lại có bé đến tận 1 tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Các chuyên gia nhi khoa cho biết việc mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, vì thế nếu cha mẹ bé mọc răng từ 3 tháng tuổi thì bé cũng sẽ giống bố mẹ thôi.
Nếu đến 14 tháng bé vẫn chưa có biểu hiện mọc răng thì rất có thể đó biểu hiện của một vấn đề khác như chứng loạn sản ngoại bì. Đây là chứng biểu hiện sự phát triển bất thường của da, tóc, móng, răng và tuyến mồ hôi, nó có thể ảnh hưởng tới da và hệ thần kinh nên tốt nhất mẹ hãy cho bé đi khám cẩn thận và có thể sẽ được bác sỹ hướng dẫn thực hiện chụp tia X để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Hỏi: Xin hỏi có phải khi mọc răng trẻ thường chảy nước dãi, sốt cao và tiêu chảy?
Trả lời:
Chào bạn
Chảy nước dãi chính xác là một biểu hiện của mọc răng. Khi trẻ mọc răng, tuyến nước bọt tiết nhiều nước dãi hơn để làm mát và làm dịu nướu đang hơi sưng lên của bé. Vì thế mẹ không cần phải lo lắng khi bé chảy dãi nhiều mà hãy chú ý lau dãi thường xuyên cho bé để bé có cảm giác sạch sẽ.
Tuy nhiên, sốt cao và tiêu chảy thì không chính xác. Khi bé mọc răng thường chỉ có biểu hiện là sốt rất nhẹ không quá 38 độ C. Vì thế nếu bé bị sốt cao và chảy nước mũi là do bệnh lý khác. Mẹ nên cho bé đi bác sỹ để kiểm tra cụ thể.
Mặt khác, cũng chưa một nghiên cứu khoa học nào tìm thấy điểm liên quan giữa chứng tiêu chảy với quá trình mọc răng của bé. Ngày nay có rất nhiều chứng bệnh được các mẹ nghiễm nhiên đổ lỗi do mọc răng của bé và điều này hết sức nguy hiểm. Nếu bé yêu khó chịu, sốt cao hơn 38 độ và bị tiêu chảy hãy đưa con đi khám ngay nhé.
Nguồn: Botania