Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh về xương khớp ngày càng tăng cao và đang có xu hướng trẻ hóa. Đây là một căn bệnh không chỉ do vấn đề tuổi tác, sự thay đổi thời tiết bất thường gây ra mà còn do sai lầm của các thói quen sinh hoạt dẫn đến tổn thương sụn. Dưới đây là những thói quen gây ra bệnh khớp mà bạn không ngờ tới và cần phải điều chỉnh ngay.
1. Bẻ khớp
Một trong những thói quen sai lầm khiến bệnh khớp trở nên nặng hơn đó là việc bẻ các khớp ngón tay, ngón chân, khớp cổ hoặc vặn lưng khi mỏi. Hoạt động này thường diễn ra nhanh, đột ngột và quá tầm vận động nên dễ gây ra thương tổn, phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp, dẫn đến hiện tượng to khớp, biến dạng khớp, thoái hóa khớp ở các vùng ngón tay hay thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ, thắt lưng, …
2. Ngồi một chỗ làm việc quá lâu
Thói quen này không những làm thoái hóa khớp mà còn ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Nhóm cơ cạnh cột sống dễ bị mỏi khi ngồi lâu, liên tục trên 2 giờ, khiến bạn luôn trong tư thế khòm lưng và cúi người ra phía trước để làm căng các nhóm cơ cũng như dây chằng phía sau đốt sống. Về lâu dài, có thể gây đau yếu cột sống, làm tổn thương các đốt sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, …
Để giảm mệt mỏi và phòng ngừa chứng đau thắt lưng, thay vì ngồi làm việc lâu quá 2 tiếng thì sau khoảng 45 – 60 phút ngồi làm việc bạn nên dành thời gian nghỉ giải lao 5 – 10 phút tranh thủ đi lại, vận động. Ngoài ra, việc duy trì một lối sống năng động bằng cách luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để có sức khỏe tốt.
3. Ngồi không đúng tư thế
Các khớp xương có thể bị gia tăng áp lực và gây ra bệnh về khớp bởi những tư thế ngồi không đúng như ngồi xổm, ngồi vẹo, … Đây là những tư thế xấu khiến vai gáy, cột sống, khớp gối bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh đó, hệ thống dây chằng phía sau đốt sống có thể căng quá mức và bị rách khi ngồi gập ngang hông lưng quá 90º. Vì vậy, để tránh tình trạng lực quá mức tác động lên đĩa đệm gây thoát vị đĩa đệm bạn cần phải ngồi thẳng lưng, đầu, vai thả lỏng và hơi ngả về phía sau.
4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Do đó, bạn cần hạn chế những thực phẩm gây mất canxi xương như các loại thịt chứa hàm lượng đạm cao, nội tạng động vật, muối, đường, nước uống có ga, … Đồng thời, không nên uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, … vì chất nicotine có trong thuốc lá sẽ ức chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của đĩa đệm, cản trở việc cung cấp chất dinh dưỡng đến các khớp cơ, đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm, tác động xấu đến cột sống và gây đau lưng.
5. Tập luyện thể dục thể thao quá sức
Tình trạng làm việc và tập luyện quá sức của các nhóm cơ khiến cho cổ tay, cổ chân, khớp gối, cột sống, … không giữ vững được cấu trúc, gây chấn thương và tổn hại đến hệ xương khớp.
Theo các chuyên gia cho biết, các bệnh lý về khớp là bệnh mãn tính và kéo dài. Chính vì thế, khi thấy xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu đau khớp nào cần phải đi khám sớm để phát hiện và khắc phục bệnh kịp thời. Ngoài ra, để hỗ trợ và nuôi dưỡng hệ xương khớp chắc khỏe từ sâu bên trong thì bạn có thể kết hợp sử dụng thêm một số dược phẩm chức năng nguồn gốc thiên nhiên như: Lộc giác giao, viên nhung hươu Sibiri, nhung hươu tươi Altai Sibiri, …
Nguồn bài viết: http://nhansamnhunghuou.com/nhung-thoi-quen-gay-ra-benh-khop-ma-ban-khong-ngo-toi/