Hỏi: Thưa bác sĩ, có cách nào để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp xảy ra không?
Trả lời:
Chào bạn, để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp bạn có thể thực hiện 1 số việc sau:
– Thay đổi lối sống, thường xuyên vận động, thể dục thể thao giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
– Hạn chế lao động nặng, tránh mang vác nặng, đứng lâu.
– Duy trì cân nặng ở mức độ cho phép, giảm cân nếu bị béo phì.
– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…bởi các chất này làm sức đề kháng suy giảm, dễ mắc bệnh lý khác nhau trong đó có xương khớp.
– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh về khớp.
Hỏi: Thưa bác sĩ, Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp là gì?
Trả lời:
Chào bạn!
Tùy vào mỗi khớp thoái hóa mà có triệu chứng khác nhau.
– Thoái hóa cột sống thắt lưng: Bệnh nhân cảm thấy đau lưng buổi sáng khi ngủ dậy. Đau tăng khi làm việc, giảm dần khi nghỉ ngơi. Thoái hóa cột sống hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, thường ảnh hưởng đến thần kinh tọa làm cho người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống.
– Thoái hóa cột sống cổ: Đau vùng cổ và tay do chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh.
– Thoái hóa khớp gót chân: Cảm giác thốn ở gót vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, khi đi những bước đầu tiên và giảm dần.
– Khớp gối: Đau kèm theo tiếng lạo xạo khi co duỗi gối, đau khi vận động. Bệnh nặng sẽ thấy tê chân, biến dạng khớp gối.
– Khớp háng: Đau ở vùng bẹn và mặt trước trong của đùi. Có nhiều trường hợp đau ở vùng mông, mặt sau của đùi. Đau khi đi lại và giảm dần khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng điển hình khi bị thoái hóa khớp là đau khi vận động. Cũng có nhiều trường hợp đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức về đêm, gần sáng, chỗ đau bị sưng đỏ và có cảm giác nóng.
kêu lạo xạo
Hỏi: Tôi là nữ, năm nay 54 tuổi, 1 năm trở lại đây, mỗi khi di chuyển thường có tiếng kêu lạo xạo phát ra từ khớp, và rất đau. Xin hỏi tôi dùng BoniStar tình trạng này có cải thiện không?
Trả lời:
Chào chị
– Tiếng lạo xạo phát ra khi chị di chuyển đó chính là do phần dịch nhày ở đầu sụn bị giảm (nguyên nhân có thể là do tuổi tác) làm cho phần đầu sụn tiếp xúc trực tiếp với nhau, không còn dịch nhày bôi trơn nữa. Nếu để tình trạng này kéo dài nó sẽ làm cho phần đầu sụn và phần xương bị bào mòn, gây đau đớn thậm chí biến dạng khớp, và tàn phế.
– BoniStar giúp tái tạo lại phần dịch nhầy đó và cả phần sụn ở đầu khớp sẽ giúp chị đi lại vận động dễ dàng không còn tiếng kêu lạo xạo từ khớp nữa.
Chúc chị mau khỏi bệnh
Hỏi: Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, bà bị thoái hóa khớp đã nhiều năm nay, sử dụng đủ loại thuốc nhưng chỉ đỡ đau được phần nào, sau lại đau y như cũ. Nhiều hôm thấy bà vừa đi vừa chống tay vào tường đi từng bước rất nặng nhọc, nhìn rất thương bà. Cho tôi hỏi trường hợp của mẹ tôi có uống được BoniStar không? Và loại này có gây ảnh hưởng tới dạ dày không vì mẹ tôi có tiền sử đau dạ dày do trước đây sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau tây y?
Trả lời:
Chào bạn!
– Mẹ bạn đã 70 tuổi, bị thoái hóa khớp do tuổi tác. Phần dịch nhày và sục ở đầu khớp của mẹ bạn bị suy giảm và bào mòn vì thế sẽ gây nên tình trạng khó khăn khi di chuyển, thậm chí di chuyển sẽ rất đau đớn và phát ra các tiếng lạo xạo, lục cục. Những loại thuốc giảm đau tây y giảm đau rất nhanh tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là ảnh hưởng tới dạ dày như mẹ bạn đã bị.
– Trường hợp như người nhà bạn nên dùng BoniStar là chính xác. Bởi vì trong BoniStar chứa những thành phần như Collagen typ 2 không biến tính, chondroitin, glucosamin, …giúp tái tạo giúp trị tận gốc nguyên nhân gây ra đau đớn cho người bệnh, tức là tái tạo và phục hồi lại phần dịch nhày và phần sụn giữa các đầu xương, giúp người bệnh vận động đi lại nhẹ nhàng. Đồng thời BoniStar còn chứa thành phần Trầm hương Ấn Độ giúp giảm đau rất an toàn mà không ảnh hưởng tới dạ dày và chức năng gan thận.
Thời gian đầu người nhà bạn nên dùng Boni-Star với liều 4 viên 1 ngày, chia 2 lần. Về sau khi tình trạng đã ổn định thì người nhà bạn chỉ cần duy trì Boni-Star với liều 2 viên 1 ngày để tránh tái phát .
Nguồn: Botania